Thực hiện tốt lời dạy trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết để xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc lịch sử. Trong bản Di chúc ấy là những lời dạy vô cùng quý báu về nhiều vấn đề hệ trọng trước mắt và lâu dài cho Đảng ta, dân tộc ta. Đặc biệt, hiện nay cán bộ, đảng viên, nhân dân đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, càng phải quán triệt và thực hiện thường xuyên, thiết thực hơn nữa. Thực hiện tốt lời dạy trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết để xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Qua 30 năm bôn ba đi tìm đường giải phóng dân tộc và nhất là khi về nước cùng Đảng ta trực tiếp lãnh đạo cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 chấn động địa cầu, tiến hành cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 tạo tiền đề giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh rằng: chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản mới đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam và sức mạnh của Đảng ta bắt nguồn từ đoàn kết nhất trí trong Đảng, mà chi bộ là tế bào của Đảng.
Đọc lại Di chúc, lời Bác dạy trước hết:“Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Thực hiện lời dạy trong Di chúc của Bác “…giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, cần tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
Một: đảng viên nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của đoàn kết nhất trí trong Đảng nói chung, ở chi bộ nơi mình sinh hoạt nói riêng
Chi bộ là tế bào, hạt nhân của Đảng. Mỗi tế bào, hạt nhân khỏe mạnh là Đảng ta mạnh. Đoàn kết nhất trí trong từng chi bộ là vấn đề cực kỳ quan trọng tạo nên sức mạnh tinh thần và vật chất để mỗi đảng viên, chi bộ nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Mỗi người khi vào Đảng cộng sản Việt Nam đã đọc lời tuyên thệ tại một chi bộ cụ thể; đảng viên giữ bất cứ cương vị, trọng trách nào cũng sinh hoạt tại một chi bộ nhất định; chính chi bộ mới có đủ chức năng, thẩm quyền giải quyết những vấn đề có liên quan đến đảng viên theo Điều lệ Đảng; chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt còn là trường học cách mạng giúp đảng viên trưởng thành và hoàn thiện hơn.
Mỗi đảng viên cần nhận thức sâu sắc rằng: Đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong từng chi bộ không phải tự nhiên mà có. Đoàn kết thống nhất trong Đảng mà trước hết đoàn kết thống nhất trong từng chi bộ- tế bào của Đảng, chỉ được ươm mầm, phát triển, vững mạnh khi mỗi đảng viên nhận thức và hành động đúng Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, đồng thời mỗi đảng viên phải chấp hành, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng tại chi bộ mình đang sinh hoat. Cấp ủy, bí thư chi bộ phải luôn luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng nơi sinh hoạt.
Trong nhiều văn kiện của Đảng ta đã nhấn mạnh: xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Tuy nhiên, trong thực tế, có đảng bộ, chi bộ nhận thức và quan tâm công tác xây dựng Đảng chưa tương xứng với yêu cầu của một nhiệm vụ “then chốt”. Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, vấn đề việc làm, thu nhập, lợi ích trở thành nổi quan tâm thường trực, cấp bách đối với mọi người, kể cả đảng viên thì việc tập trung cho công tác “then chốt” không dễ thực hiện.
Vì vậy, mỗi chi bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy phải thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của chi bộ đối với công tác xây dựng Đảng để lãnh đạo toàn diện các mặt công tác tại cơ quan, đơn vị. Chi bộ cần tập trung lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra giám sát đến xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo, đôn đốc, phát huy trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên trong thực hiện hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao.
Song song thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảng viên luôn nêu cao tinh thần tự giác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao một cách cụ thể, sinh động, đồng thời mỗi người thường xuyên tự soi, tự sửa hạn chế, khuyết điểm của mình và tự phòng tránh các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Vì vậy, đảng viên không chỉ nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của đoàn kết nhất trí trong chi bộ, mà còn giữ gìn đoàn kết nhất trí theo lời Bác dạy: như giữ gìn con ngươi của mắt mình - để mỗi đảng viên tinh tường, thấu suốt trong nhận diện bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Hai: Chi bộ, đảng viên thường xuyên và nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng
Tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của mỗi Chi bộ, Đảng bộ, là vũ khí sắc bén để xây dựng Đảng, để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Do đó, cấp ủy, chi bộ, đảng viên cần nghiêm túc, kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI, XII) về xây dựng Đảng gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên.
Trong tự phê và phê bình phải có thái độ khách quan, trung thực, chân thành, thẳng thắn, có lý có tình. Người có hạn chế, khuyết điểm phải có thái độ thành khẩn, tích cực khắc phục; đảng viên trong chi bộ cũng phải trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho đồng chí của mình sửa chữa. Mỗi đảng viên trong tự phê bình, dám mạnh dạn tự giác nhận thiếu xót, khuyết điểm và nghiêm túc khắc phục thiếu xót, khuyết điểm mới là đảng viên có bản lĩnh, có tinh thần cầu thị, không ngừng hoàn thiện mình - đảng viên đó luôn được tập thể đánh giá, tín nhiệm cao.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải phê bình một cách thẳng thắn, chân thành nhằm giúp đồng chí, đồng đội nhận rõ hạn chế, sửa chữa khuyết điểm để không ngừng tiến bộ, tuyệt đối không vì mâu thuẫn cá nhân, động cơ cá nhân mà phê bình theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” nhằm trù dập, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau.
Yêu cầu đối với người phê bình cần đạt được là góp ý cho nhau, cùng nhau tiến bộ, nâng cao phẩm chất, phát huy tính tích cực của con người lên. Đồng thời, người được phê bình phải có tinh thần cầu thị, thành khẩn khi có hạn chế, khuyết điểm. Chỉ khi đó, trong phê bình và tự phê bình mới có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Cho nên, mỗi đảng viên phải tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ; chủ động phát hiện, phê bình, kiểm điểm những đảng viên có lời nói, hành động dẫn đến gây mất đoàn kết nội bộ, đồng thời, chi bộ có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh loại trừ những lợi ích nhóm tiêu cực đang làm xói mòn sự đoàn kết, thống nhất trong chi bộ.
Thực hiện lời dạy của Bác, mỗi đảng viên cần nhận thức sâu sắc hơn, thực hiện triệt để hơn nguyên tắc tự phê bình và phê bình để chi bộ luôn trong sạch, làm cho uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở từng chi bộ không ngừng được nâng cao.
Ba: Trách nhiệm của đảng viên trong xây dựng và giữa gìn đoàn kết nhất trí trong chi bộ nơi mình sinh hoạt
Vai trò, trách nhiệm của Ban chấp hành Chi bộ, của đồng chí Bí thư, phó Bí thư chi bộ trong xây dựng đoàn kết nội bộ là căn cốt, là rất quan trọng nhưng chưa đủ mà cần phải có trách nhiệm của mỗi đảng viên.
Muốn xây dựng đoàn kết nhất trí trong từng chi bộ, trách nhiệm của mỗi đảng viên là nhận thức, hành động đúng theo Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tôn trọng và thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, đồng thời trong từng chi bộ thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cơ sở khoa học nhất để xây dựng, củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất tại chi bộ, đảng bộ.
Chỉ có thực hành dân chủ, tự phê bình và phê bình thực chất - có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau mới là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất trong chi bộ. Đây được coi là biện pháp rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng ở từng chi bộ. Sức mạnh của chi bộ bắt nguồn từ sự đoàn kết, thống nhất. Đoàn kết thống nhất trong Đảng là vấn đề quan trọng hàng đầu và chỉ có đoàn kết, chi bộ mới có sức mạnh, sự thống nhất để lãnh đạo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị của chi bộ.
Như vậy mỗi đảng viên trong từng chi bộ phải thấy trách nhiệm của mình, từ đó ra sức xây dựng, vun đắp, củng cố đoàn kết nội bộ thật sự. Đảng viên sinh hoạt ở chi bộ nào phải gắn bó với chi bộ, phục tùng sự lãnh đạo, phân công của bi bộ và phải có trách nhiệm đóng góp, xây dựng cho chi bộ mạnh hơn, phát triển hơn, đồng thời thông qua sinh hoạt chi bộ định kỳ là cơ hội để mỗi đảng viên thể hiện năng lực, kỹ năng của mình trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Trong sinh hoạt chi bộ phải dân chủ thực sự, công khai, cởi mở, bình đẳng, đồng thời cũng phải ngăn chặn tình trạng lợi dụng dân chủ để vô tổ chức, vô kỷ luật. Tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng là yếu tố quyết định giữ gìn uy tín của tổ chức đảng, giúp cho cán bộ, đảng viên sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, không ngừng rèn luyện mọi mặt để hoàn thiện mình hơn. Đó là nền tảng để giữ gìn đoàn kết thật sự tại chi bộ một cách bền vững.
Bốn: Trách nhiệm của đảng viên là phải bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thực tiễn đã qua, trong sinh hoạt chi bộ, nhất là khi tranh luận, thảo luận về đánh giá kết quả hoạt động đã qua của tập thể, cá nhân và nội dung, công việc thời gian tới, còn có ý kiến, quan điểm khác nhau, chưa thống nhất cao, có khi dẫn đến biểu hiện bằng mặt, không bằng lòng. Đó không phải là mất đoàn kết nội bộ. Nhưng cấp ủy, bí thư chi bộ không thể không quan tâm. Bởi vì, từ “cá nhân chủ nghĩa, ganh ghét, đố kỵ, không muốn người khác hơn mình” (như Nghị quyết Trung ương IV khóa XII chỉ ra) sẻ có lời nói, hành động làm mất uy tín của nhau dẫn đến mất đoàn kết.
Trong tự phê bình và phê bình cần khắc phục tình trạng nể nang, đoàn kết xuôi chiều, bị tình cảm cá nhân chi phối, đồng thời nghiêm khắc xử lý những biểu hiện lợi dụng phê bình để làm mất uy tín của nhau, gây rối đối với tổ chức, ảnh hưởng đến đoàn kết trong chi bộ, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng kích động, chia rẽ.
Chi bộ thiếu sự đoàn kết nhất trí sẻ không có sức mạnh về tinh thần, rời rạt về tổ chức, chủ trương nghị quyết không được quán triệt sâu, thiếu sự cụ thể hóa, mất phương hướng trong hành động…Đây là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch gieo mầm “ diễn biến hòa bình” xuyên tạc, lôi kéo, chống phá, làm cho đảng viên hoang man, hoài nghi, mất niềm tin… không còn sức chiến đấu và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong mỗi người, đến lúc nào đó chính những đảng viên ấy trở thành lực lượng phản cách mạng.
Phát huy tính chủ động, gương mẫu, tự giác của mỗi đảng viên trong việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin để lập trường cách mạng vững vàng, tư tưởng sáng suốt, thực hiện đúng nguyên tác tổ chức, sinh hoạt đảng, đồng thời ra sức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nêu cao trách nhiệm của mình trong xây dựng, củng cố, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất thật sự tại chi chộ nơi sinh hoạt. Chỉ có giữ gìn đoàn kết thống nhất trong chi bộ, chi bộ mới có sức mạnh, đảng viên mới có chất đề kháng tốt nhất để đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, chống phá của các thế lực thù địch góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng./.